Tổng số: 55 bài viết
Thay đổi văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số
Cùng với thời kỳ đổi mới, nhu cầu đọc sách không còn thuần túy, truyền thống mà dần thay đổi với nhiều loại hình, hình thức như: Đọc sách thông qua máy tính, điện thoại thông minh, sách nói… Đáp ứng xu hướng mới và duy trì văn hóa đọc cho người dân, các thư viện (TV) với việc là một môi trường văn hoá lành mạnh bảo đảm quyền hưởng thụ văn hoá và tạo môi trường lý tưởng để công dân tự học, tự giáo dục bản thân. Qua đó, Thư viện tỉnh đã từng bước đổi mới, bắt kịp xu thế, tạo hứng khởi cho độc giả với các phần mềm, ứng dụng hiện đại thông qua chương trình đọc sách trên nền tảng số, Ebook…
Những “công dân số”
Để vận hành tốt “đoàn tàu” KT - XH trong nền công nghiệp 4.0, những “công dân số” được ví như đầu tàu, là chìa khóa mở những “nút thắt” trên hành trình chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Ở tỉnh ta, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng những “công dân số” đang từng bước chiếm lĩnh tri thức, làm chủ khoa học công nghệ, phát triển thị trường... và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nông dân bắt nhịp chuyển đổi số
Chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp là cơ hội để thay đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thay vào đó là một nền nông nghiệp minh bạch dữ liệu, giúp nông nghiệp vươn xa và có trách nhiệm hơn với người tiêu dùng. Xác định, muốn CĐS lĩnh vực nông nghiệp thành công phải bắt đầu từ nông dân. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền về CĐS đến người nông dân đang được các cấp, ngành thực hiện.
Tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số cho các HTX
Sáng 2.6, tại khách sạn Phoenix (TP. Hà Giang), Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin - Xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số cho các HTX trên địa bàn tỉnh. Tham dự có Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lò Thị Mỷ, đại diện Cục Xúc tiến thương mại và 80 học viên đến từ 40 HTX trên địa bàn tỉnh.
Khám phá thành phố Hà Giang bằng công nghệ thực tế ảo VR 360
Với mục tiêu trở thành trung tâm du lịch của tỉnh, thời gian qua, thành phố Hà Giang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công tác chuyển đổi số. Để cụ thể hóa mục tiêu số hóa trong phát triển du lịch, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thành phố lựa chọn Thành đoàn Hà Giang làm đơn vị đi đầu trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ VR360 để giới thiệu, quảng bá về quê hương, con người và những danh lam thắng cảnh, nét văn hóa của con người Hà Giang đến với bạn bè và du khách thập phương.
Tập huấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp nghành Công thương
Thực hiện Kế hoạch số 16-KH/UBND, ngày 12.1.2021 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới, sáng tạo trong các doanh nghiệp, HTX tỉnh Hà Giang đến năm 2025, chiều 1.7, Sở Công thương phối hợp với Cục xúc tiến thương mại – Bộ công thương tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn, tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp ngành Công thương tỉnh Hà Giang. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Công thương, đại diện Viện phát triển bền vững và kinh tế số, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến công thương tỉnh.
Thêm sức mạnh cho ngành Ngoại giao
Chuyển đổi số (CĐS) đang là một trong những nhu cầu hết sức cấp bách đối với ngành Ngoại giao, đặc biệt là CĐS trong công tác thông tin đối ngoại. Đáp ứng yêu cầu đó, ngành Ngoại giao Hà Giang đã rất tích cực ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động của mình.
Ngành Công thương đẩy mạnh chuyển đổi số
Xác định được tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, Sở Công thương đã triển khai mạnh mẽ các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động của ngành, nhằm tạo môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.
Ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số
Là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, hòa chung với xu thế hòa nhập cuộc cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, ngành Nông nghiệp tỉnh ta đang tích cực thực hiện chuyển đổi số để từng bước hiện đại hóa trong quản lý, sản xuất, chế biến, quảng bá, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị cốt lõi là tăng thu nhập cho người dân.